Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim

  • Tình trạng: Chỉ còn 10 sản phẩm
120.000₫

Tên tác giả: HT.Thích Trí Quảng
Nhà Xuất Bản: Tôn giáo
Năm xuất bản: 2010
Khổ sách: 14.5x20.5 cm
Số trang: 576
Bìa: cứng

Bộ Kinh gồm 31 phẩm, quy nạp thành 12 phần.

Toàn bộ Phật giáo, bất kể nguyên thủy, bộ phái hay đại thừa, đều rất trọng cái thân loài người. Nói tu theo Phật giáo là nói do cái thân người và do ý thức nơi thân ấy. Kinh này, trước hết, cũng là như vậy.

Không cần lặp lại, Phật tử thì ai cũng biết thân người dễ tu chứng, nhân loại là nơi Phật thị hiện thân Phật. Vì ở đây không quá khổ quá sướng, ở đây tư duy và hành động sắc bén, quả cảm. Nhưng kinh này còn nói rõ chính nơi cái thân ngũ uẩn mà phát hiện pháp thân và thực hiện pháp thân ấy.

Rõ ràng hơn nữa, kinh này nói "thân này thì bản thân, yếu tố, đối cảnh, đối tượng, kết quả, tất cả toàn là dựa vào chân như, và nó thật khó mà nghĩ bàn. Thân này là cỗ xe vĩ đại, là thể tánh Như lai, là bào thai Như lai" (phẩm 3). Câu đầu đoạn văn này phải giải thích. Bản thân thì thân này là thắng thân (cái thân đặc thù, hơn hết), làm cái dụng cụ chứa đựng Phật pháp. Yếu tố là thắng thiện (điều thiện đặc thù, hơn hết) đời trước làm nhân tố có ra thân này. Đối cảnh là trí tuệ và phước đức mà thân này vin lấy. Đối tượng là đối tượng tối thượng và tối hậu mà thân này nhắm đến, hoạt động theo, đó là đại bồ đề. Kết quả là sự đại giải thoát hội nhập chân như. Bản thân là dị thục quả, yếu tố là tăng thượng quả, đối cảnh là đẳng lưu quả, đối tượng là sĩ dụng quả, kết quả là ly hệ quả. Trọn vẹn kinh này, hay bất cứ kinh nào, nằm gọn như vậy trong cái thân này.

 Dựa vào thân ấy mà kinh này nói về diệu pháp sám hối. Sám hối là chủ đề của kinh này. Sám hối là vì một, bản thể là bất diệt và hai, ác nghiệp vốn Không.

Bản thể bất diệt nghĩa là bản thể không sinh diệt, vốn và vẫn trong sáng. Bản thể ấy là chân như. Do vậy mà phải sám hối và có thể sám hối được. Tựa như trăng vốn và vẫn sáng, nên mây mù phải được, và có thể được, xua tan đi.

Bản thể ấy thực hiện là Phật. Nên Phật thì bất diệt, thọ lượng bất tận. Niết bàn chỉ là sự thị hiện vì cần phải thị hiện như vậy. Nhưng Phật bất diệt không phải chỉ là pháp thân bất diệt. Có 2 trường hợp nữa. Một, cái nhân thọ lượng bất diệt (bất sát và dữ thực) Phật rất viên mãn, nên báo thân của Phật là bất diệt. Phật thường ở Linh sơn, kinh Pháp hoa và kinh này đều nói minh bạch như vậy. Hai, Phật ở ngay cạnh ta. Ta không thấy được vì cái thấy của ta thấy sống thấy chết. Cái thấy ấy không thể thấy được cái không sống chết là Phật. Phật là thực tướng hiện tiền. Ác nghiệp diệt trừ thì đương xứ tiện thị, bản lai như thị.

Xem thêm Thu gọn

 Do nhu cầu mua hàng online ngày càng gia tăng website 07mua.com cung cấp các sản phẩm thuộc các ngành hàng như sau: Sách, Văn phòng phẩm, In ấn, bao bì, Bách hóa, mỹ phẩm, Thời trang, Điện gia dụng...
Với phương châm sản phẩm mang lại sản phẩm tốt phục vụ khách hàng ,không bán hàng nhái, hàng giả.
07 Mua rất mong được ủng hộ của quý khách hàng.

Trân Trọng

LIÊN HỆ

Sản phẩm vừa xem

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)