Thần chú trong Phật giáo

  • Tình trạng: Chỉ còn 30 sản phẩm
190.000₫

Thần chú trong Phật giáo.

- Tác giả:Lê Tự Hỷ.

-biên soạn-Thich Minh Canh.

- Nhà xuất bản:Hồng đức.

- Số trang:337.

- Kích thước:16x24cn.

- Hình thức bìa :bìa mềm .

Thần chú có nguồn gốc từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất hiện cách đây khoảng 3500 năm.

 

Theo tinh thần của kinh Vệ Đà thì vũ trụ được gọi là Jagat, nghĩa là cái đang chuyển động, bởi vì mọi sự vật tồn tại được là do sự phối hợp của các lực và chuyển động, và mỗi chuyển động sinh ra dao động và có âm thanh riêng của nó.

 

Do đó, mỗi sự vật trong vũ trụ đều có mối liên hệ chính xác với âm thanh riêng của chuyển động sinh ra sự vật ấy. Thế cho nên, mỗi sự vật đều có cái tên tự nhiên của nó. Tên đó chính là âm thanh được tạo ra bởi hoạt động của những lực chuyển đông từ đó mà sự vật ấy được tạo.

 

Vì vậy, bất cứ ai mà có thể phát âm ra cái tên tự nhiên của một sự vật gắn liền với lực tạo ra sự vật ấy thì có thể đưa sự vậy có tên ấy vào trong hiện hữu. (1)

 

Đó là quan điểm cơ bản của đạo Hindu trong việc sử dụng thần chú.

 

I.2/ Ý nghĩa

 

Theo kinh Vệ Đà, thần chú là dạng âm thanh của một thực thể có năng lực đưa cái thực thể mà nó đại diện vào trong hiện hữu. Nói rộng ra, thần chú là một dạng của lời nói có hoạt tính tâm lý (psychoactive speech) có ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, lên cảm xúc, lên tâm trí của con người và ngay cả trên các quá trình biến đổi vật chất trong tự nhiên. (2)

 

Theo Khanna : Thần chú là những âm tiết tiếng Phạn được viết ra, về cơ bản là “dạng thức có tư duy” tượng trưng cho những tính thần thánh hay năng lực vũ trụ, tác động ảnh hưởng của chúng nhờ những dao động âm thanh. (3)

 

Khi con người tụng niệm miên mật câu thần chú, tập trung cao độ tâm ý vào âm thanh hay lời câu thần chú thì khiến cho tâm trí tách ra khỏi các tham muốn theo bản năng cơ bản, các quyến rũ phóng dật về vật chất hay tinh thần.

 

Vì vậy, ở Ấn Độ, trong nghi thức tôn giáo, người ta rất xem trong việc phát âm chính xác câu thần chú theo tiếng Phạn.

 

I.3/  Phân Tích Theo Từ Nguyên

 

I.3.1 Tên tiếng Phạn của thần chú là mantra : (Devanāgarī मन्त्र ): một âm thanh, một âm tiết, một từ, một nhóm từ được tin là có khả năng tạo ra sự biến đổi (4) ảnh hưởng đến đời sống thể chất hay tinh thần của con người và cả những quá trình biến đổi vật chất trong vũ trụ (5).
Từ mantra có thể được phân tích theo các cách như sau :

 

Cách 1 : Từ mantra trong tiếng Phạn (giống đực : मन्त्रः , cũng là giống trung : मन्त्रं) gồm có:

 

- gốc là man, nghĩa là suy nghĩ, tư duy (to think), cũng là ở trong từ manas, nghĩa là tâm trí (mind)

 

- và hậu tố tra, có nghĩa là công cụ (tool).

 

Vì vậy dịch theo nghĩa đen: mantra  là “ công cụ của tư duy” (instrument of thought). (6)

 

Cách 2 : Một cách giải thích khác là hậu tố tra có nghĩa là bảo vệ (7). Cho nên mantra là để bảo vệ, bảo hộ tư duy khỏi bị lung lạc bởi những tư tưởng xấu ác hay những cám dỗ đồi trụy.

 

Cách 3 : Một cách giải thích nữa là hậu tố tra được suy ra từ gốc trayoti có nghĩa là sự giải phóng (liberation) (8). Như thế, một mantra là một công cụ đưa đến sự giải phóng của tâm trí khỏi những ràng buộc do những tư tưởng bị ô nhiễm gây ra.

 

Cách 4 :  Hậu tố tra là hậu tố hướng hành động (action-oriented suffix) (9).

 

Như thế một mantra có thể được xem như một công cụ ngôn ngữ để đào sâu vào tư tưởng của con người.

 

Mantra được dịch ra chữ Trung Quốc là chân ngôn (zhenyan 眞言, 真言), có nghĩa đen là “lời nói đúng thực” (true words).

 

Dịch ra tiếng Nhật là “yomi”, nhưng người Nhật đọc “chân ngôn” của tiếng Trung Quốc là shingon. Từ Shingon đã được dùng làm tên của hệ phái mật tông Nhật Bản nổi tiếng là Chân Ngôn Tông do Đại sư Kūkai (774-835) (空 海 = Không Hải) lập nên vào thế kỷ thứ 9 sau khi học đạo từ Trung Quốc trở về.

 

I.3.2 : Một từ khác là dhāraṇī :  Một dhāraṇī (Trung Quốc phiên âm thành :  陀羅尼, đà la ni) là một loại lời nói dùng trong nghi thức tôn giáo tương tự như một mantra.

 

Từ dhāraṇī được suy ra từ gốc dhṛ trong tiếng Phạn, có nghĩa là cầm giữ, hay duy trì.

 

Cho nên Ryuichi Abe và Jan Nattier gợi ý rằng dhāraṇī thường thường được hiểu như là một công cụ giúp trí nhớ để bao hàm ý nghĩa của một đoạn hay một chương của một kinh (10).

 

dhāraṇī ra tiếng Trung Quốc thành 總  持,tức là  “Tổng trì”, nghĩa là cầm giữ tất cả, tóm thâu tất cả .

 

I.3.3 : Khác biệt giữa mantra và dhāraṇī :

 

Chúng ta có thể nêu ra một nhận xét như sau :

 

- Sự phân biệt giữa dhāraṇī  và mantra là khó là rạch ròi.

 

- Có thể nói rằng tất cả mọi mantra đều là dhāraṇī, nhưng không phải tất cả dhāraṇī đều là mantra.

 

Xem thêm Thu gọn

 Do nhu cầu mua hàng online ngày càng gia tăng website 07mua.com cung cấp các sản phẩm thuộc các ngành hàng như sau: Sách, Văn phòng phẩm, In ấn, bao bì, Bách hóa, mỹ phẩm, Thời trang, Điện gia dụng...
Với phương châm sản phẩm mang lại sản phẩm tốt phục vụ khách hàng ,không bán hàng nhái, hàng giả.
07 Mua rất mong được ủng hộ của quý khách hàng.

Trân Trọng

LIÊN HỆ

Sản phẩm vừa xem

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)