Tên tác giả:Lý HT. Tuyên Hóa
Năm xuất bản: 2017
Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm
Bìa: mềm
Tên tác giả:Lý HT. Tuyên Hóa
Năm xuất bản: 2017
Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm
Bìa: mềma“Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” có hai mươi tám phẩm, thứ nhất là phẩm tựa, tường thuật nhân duyên của Kinh văn. Bổn lai tất cả các kinh văn, phẩm đầu tiên không gọi là phẩm tựa, nhưng chỉ có bộ Kinh Pháp Hoa này, dùng phẩm thứ nhất làm phẩm tựa, phẩm phương tiện thứ hai dùng quyền xảo phương tiện để giáo hóa chúng sinh.
Phẩm thí dụ thứ ba. Thí dụ tức trong kinh thi nói là thể so sánh. Trong kinh thi có thể phú, thể so sánh và thể hứng. Thí dụ tức thể so sánh. Vì đạo lý thâm áo, người khó hiểu cho nên đưa ra một ví dụ khiến cho người hiểu dễ dàng.
Phẩm tin hiểu thứ tư khiến cho chúng sinh tăng thêm niềm tin.
Phẩm dược thảo dụ thứ năm. Dược là thuốc trị bệnh, thảo là thảo mộc, cũng dụ cho chúng sinh thế tục. Nếu có bệnh thì giáo pháp của Như Lai là thuốc, quán sát căn cơ nói pháp, tùy theo bệnh mà cho thuốc. Cần phải có căn cơ và giáo pháp tương ưng thì thuốc chữa trị mới hay. Cho nên, phẩm này Đức Phật dùng cỏ thuốc làm ví dụ, chữa trị bệnh thân và tâm của chúng sinh.
Phẩm thọ ký thứ sáu, thọ ký còn gọi là thọ quyết. Phật dự ghi nói bạn tương lai vào lúc nào, tại nước gì thành Phật, danh hiệu gì, cõi nước của bạn có gì đặc sắc, thọ mạng của Phật dài bao lâu….Bạn được dự ghi như vậy thì gọi là “thọ ký”. Thọ quyết là gì? Quyết là quyết sở chân lý, bạn tự mình sở quyết định một Phật hiệu. Danh hiệu của bạn và danh hiệu các đức Phật khác nhau chẳng giống vì mỗi vị Phật đều có một danh hiệu đặc biệt, giống như mỗi người đều có tên của mình. Thọ quyếtlaf nói bạn tương lai quyết định có thể thành Phật, do chính đức Phậtthoj ký, người khác chẳng có tư cách.
Phẩm hóa thành dụ thứ bảy. “Hóa” là từ huyễn hóa mà ra, chứ chẳng phải thật có. Nó từ tinh thần giác ngộ triệt để của Phật hiển hiện ra. Nghĩa là gì? Tức là muốn hàng nhị thừa phát đại tâm, xa lìa hiện chứng tất cả tướng, Phật hiện ra cảnh giới vi diệu không thể nghĩ bàn. Kì thật, Phật vốn nói “hóa thành” chẳng tồn tại như nay hóa hiện ra, cho nên tên phẩm này là “Phẩm hóa thành dụ”.
Phẩm thọ ký cho năm trăm vị đệ tử thu tám. Phẩm này, đức Phật vì năm trăm vị đệ tử mà thọ ký, thật ra đã thọ ký bao quát ở trong một nghìn hai trăm năm mươi vị đệ tử. Lúc này, Phật khai quyền hiển thật, mở bày một Phật thừa, ngoài hai thừa thì chẳng chân thật. Vì A La Hán, Bích Chi Phật, hàng nhị thừa mà khai thị Bồ tát đao, đều thọ ký cho đời vị lai đều sẽ thành Phật. Phàm là người nào nghe được, thọ trì đều phát tâm đại thừa, tu học theo Bồ tát đạo, làm đệ tử dự ký trong hội Pháp Hoa ở đời vị lai.
Phẩm thọ ký cho bậc hữu học và vô học thứ chín
Phẩm pháp sư thứ mười. Pháp sư phân làm năm loại: Thọ trì pháp sư, pháp sư đọc tụng kinh văn, pháp sư tụng thuộc lòng kinh văn, pháp sư biên chép kinh văn và pháp sư vì người khác giảng giải kinh văn.
Phẩm thứ mười một gọi là phẩm Thấy Bảo Tháp. Thấy là nhìn thấy, thấy bảo tháp. Một số người dùng mắt để thấy. Ký thật, những gì chúng ta thấy chẳng riêng gì dùng mắt để thấy, mà còn phải dùng tâm để thấy, chẳng những tâm nhìn thấy đặng mà bổn tánh cũng nhìn thấy đặng.
Phẩm Đề Bà Đạt Ma thứ mười hai. Đề Bà Đạt Ma là anh em chú bác với đức Phật song ở đâu Ngài cũng làm ngược lại với đức Phật.
Phẩm khuyên trì thứ mười ba. Khuyên trì là gì? Khuyên là khuyên nói, trì là phụng trì. Tức là bạn có thể dùng đủ thứ lời lẽ khuyên nói người khác, hoan hỉ đọc tụng bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này, hoặc hoan hỉ phụng trì bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này thì chắc chắn sẽ có công đức không thể nghi bàn.
Phẩm thứ mười bốn – phẩm an lạc hạnh. An lạc hạnh cũng là Bồ Tát hạnh, thân tâm của Bồ tát đều ở nơi đạo bồ đề và thích hành Bồ tát.
Phẩm từ dưới đất vọt lên thứ mười lăm. Phẩm này thuật lại vô lượng vô biên đại Bồ tát, trụ ở trong hư không, ở thế giới phương dưới, các Ngài từ dưới đất vọt lên. Tại sao? Vì muốn cúng dường Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì phải hộ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đó là những pháp thân Đại Sĩ (đại Bồ tát) ở trong quá khứ, đã từng làm đệ tử của đức Phật Thích Ca. Bây giờ, các Ngài đều đến hoằng dương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Phẩm thọ lượng của Như Lai thứ mười sáu. Như Lai là một trong mười danh hiệu của Phật. Mười danh hiệu đó là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật.
Phẩm phân biệt công đức thứ mười bảy. Phân là phân tích, biệt là khác biệt, Tức là phân biệt công đức có lớn nhỏ, có nhiều ít. Công đức là gì? Công là đối với bên ngoài mà nói, đức là đối bên trong mà nói. Bên ngoài thường lập công, thì bên trong mới có đức. Công là việc thiện mà bạn thường làm. Có công rồi thì trong tự tánh sinh ra một cảm giác rất vui mừng, có cảm giác mừng lúc đó tức là đức. Công đức do tích lũy mà thành, từ nhỏ thành lớn, từ ít mà tích tụ thành nhiều.
Phẩm tùy hỷ công đức thứ mười tám. Tùy hỷ là gì? Tùy là tùy thuận, tùy sự, tùy lý, tùy quyền, tùy thật. Hỷ là hỷ khánh, khánh nhân, khánh quả, khánh hạnh, phụng hành Phật pháp, hoằng dương Phật pháp.
Phẩm công đức pháp sư thứ mười chín. Pháp sư nói đơn giản là tinh thông Phật pháp, vì người làm thầy.
Phẩm Bồ tát thường bất khinh thứ hai mươi.
Phẩm thần lực của Như Lai thứ hai mươi mốt. Như Lai là một trong mười hiệu của Phật. Như là tĩnh, Lai là động. Như cũng là tịch mặc, lai cũng là năng nhân. Năng nhân tức là làm được việc nhân từ của Phật. Tịch mặc tức là thành tựu tự tại thần lực của Phật. Thần lực của Như Lai, tức là thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn của Phật.
Phẩm chúc lũy thứ hai mươi hai.
Phẩm bổn sự của Bồ tát Dược Vương thứ hai mươi ba. Bồ Tát Dược Vương chuyên tu khổ hạnh. Thứ khổ hạnh này là thứ thứ khổ hạnh khó thực hành nhất, một số người chẳng làm được. Vị Bồ Tát này từng phát tâm đốt thân cúng dường Phật. Sự cúng dường này chẳng phải một số người làm được.
Phẩm Bồ tát Diệu Âm thứ hai mươi bốn. Bồ tát Diệu Âm Ngài có âm thanh vi diệu không thể nghĩ bàn. Vì ở trong quá khứ vô lượng kiếp Ngài đã từng dùng mười vạn âm nhạc cúng dường Phật Vân Lôi Âm Vương.
Phẩm Phổ Môn Bồ Tát Quán Thế Âm thứ hai mươi lăm.
Phẩm Đà La Ni thứ hai mươi sáu. Đà La Ni dịch là tổng trì, tức là tổng tất cả các pháp, trì vô lượng nghĩa, cũng có thể nói là nhiếp ba nghiệp (thân khẩu ý) thanh tịnh, giữ sáu căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý). Nhiếp tâm thì có thể nói là nhiếp tâm giữ thân. Nhiếp tâm thì có thể đắc được tam muội pháp hoa, giữ thân thì có thể đắc được Đà la ni pháp hoa.
Phẩm bổn sự của Bồ tát Vua Diệu Trang Nghiêm thứ hai mươi bảy. Vua Diệu Trang Nghiêm là một tỳ kheo tu đạo, ở trong rừng sâu. Vì chẳng có người cúng dường,vì lối sống ưu lự nên ảnh hưởng đến sự tu hành.
Phẩm khuyến phát của Bồ tát Phổ Hiền thứ hai mươi tám.
Do nhu cầu mua hàng online ngày càng gia tăng website 07mua.com cung cấp các sản phẩm thuộc các ngành hàng như sau: Sách, Văn phòng phẩm, In ấn, bao bì, Bách hóa, mỹ phẩm, Thời trang, Điện gia dụng...
Với phương châm sản phẩm mang lại sản phẩm tốt phục vụ khách hàng ,không bán hàng nhái, hàng giả.
07 Mua rất mong được ủng hộ của quý khách hàng.
Trân Trọng