Lục Tổ Đàn Kinh
Lời thiền từ cuộc sống +300 đồ hình, hơn 100 biểu đồ minh họa cảnh giới Thiền tông "khai hoa trong một sát na"
Tác giả: Lục Tổ Huệ Năng
Dịch giả: Thích Minh Nghiêm
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
Hình thức bìa: Bìa mềm
Thiền tông là tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ Trung Quốc. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỷ VI — VII. Khi Bồ Đề Đạt Ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc cùng với sự hấp thụ một phần nào đạo Lão. Nơi đây Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây Bồ đề.
Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh cãi của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lý hoá", phân tích chi ly Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt tên cho tông mình là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp toạ thiền để trực ngộ yếu chỉ.
Thiền tông quan tâm đến kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh nhất mọi tôn giáo và mọi lý luận về giáo pháp. Thiền tông chỉ khuyên hành giả tọa thiền để kiến tính, đó là con đường ngắn nhất, đồng thời cũng là con đường khó nhất. Những nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt như sau:
Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tính thành Phật
Thiền bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng đã trở thành một tông phái độc lập khi truyền sang Trung Quốc, đặc biệt là sau thời của Lục Tổ Huệ Năng, thông qua trước tác kinh điển Lục tổ đàn kinh. Nơi đây, Thiền tông đã hấp thụ cốt tủy nền văn hoá, triết lý Trung Quốc.
Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức H.W.Schumann viết như sau trong tác phẩm Đại Thừa Phật Giáo (Mahyna-Buddhismus):
"Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng thể trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc. Cái “dễ thương”, cái hấp dẫn của Thiền Tông chính là những thành phần văn hóa nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật Giáo mang đến Trung Quốc với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại Luận Sư Ấn Độ là nhét “con ngỗng triết lý” vào lọ, thì chính nơi đây, tại Trung Quốc con ngỗng ngày được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.”
NXB Thời Đại xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả tác phẩm Lục Tổ Đàn Kinh của Thiền Sư Huệ Năng, do Đại Đức Thích Minh Nghiêm soạn dịch.
Trong quá trình soạn dịch khó tránh khỏi thiếu sót, ngõ hầu bạn đọc tận lòng chỉ bảo, để cuốn sách lần sau tái bản được hoàn chỉnh hơn.
NXB Thời Đại
Mục Lục
Lời nói đầu
Chương một : ĐÀN KINH VÀ PHẬT GIÁO TRUNG HOA
Về việc phiên dịch kinh Phật
Tên của Đàn kinh
Nhĩ đề diện mệnh, truyền Phật tâm ấn
Đàn kinh và việc ghi chép đại sư Thiền tông
Diễn biến của tâm ấn Thiền tông
Đàn kinh trong việc hấp thu tinh hoa các kinh
Trung Hoa hóa Phật giáo
Pháp đường và thiền đường
Bố cục chung của chùa Phật giáo Trung Quốc
Mỹ học Thiền tông trong thơ và họa
Hổ khê tam tiếu và sự dung hợp của ba nhà (Nho - Phật - Lão)
Trí tuệ của nhặt hoa chỉ nguyệt
Chương hai : LIÊN QUAN TỚI THIỀN TÔNG, LÝ LUẬN HẠT NHÂN CỦA THIỂN TÔNG
Chân nghĩa của Niết bàn
Trụ thê Niết bàn của việc hồi quy tự tâm
Quan hệ biện chứng giữa phiền não với Bồ đề
Tự tính và tự tâm
Tham, Sân, Si và Giới, Định, Tuệ
Giới, Định, Tuệ của Thiển tông
Kiến giải khác nhau đối với Bát nhã
Tiêu trừ vọng niệm, lập địa thành Phật
Lục căn và lục cảnh
Tứ đai giai không, ngũ uẩn phi hữu
Tướng là nguyên nhân khiến con người khác nhau
Ta bị bản ngã mê hoặc
Binh khí Bát nhã của Thiền tông
Chương ba: NHÂN QUẢ TRẦN DUYÊN LÀ DO TỰ THÂN CHÚNG SINH
QUÁ TRÌNH THÀNH PHẬT CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Đóa hoa “Đàn kinh” khai nở
So sánh thuyết pháp hiển dương
Chuẩn bị trước khi nhập thiền
Tư tưởng chủ yếu của kinh Kim Cương
Kinh Kim Cương với Thiền tông
Ngũ tổ Hoằng Nhẫn và sự thay đổi của Thiền tông
Phật là “Giác ngộ”
Phật tính bình đẳng
Tranh thập ngưu
Minh châu và bụi trần
Huệ Năng và ngộ đạo
Dấu tích di chuyển của đại sư Huệ Năng
Chương bốn : ĐÀN KINH SÁM HỐI VÀ QUY Y CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN VÀO CẢNH GIỚI ĐỐN NGỘ
Tu hành của Thiền tông
Bệnh viện của đời người
Thiền định là gì?
Điều ngũ sự trong tu hành thiền định
Tam thân Phật
Tìm Phật
Ngũ phần pháp thân hương
Thế nào là Tứ hoằng thệ nguyện
Tứ hoằng thệ nguyện của thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan
Trình tự của nghi thức sám hối
So sánh sự sám hối của Phật giáo và Cơ đốc giáo
Tam bảo của Phật giáo
Chương năm: THỨC TỰ TÍNH TỨC BÁT NHÃ
CON ĐƯỜNG TẤT YẾU CỦA THÔNG ĐẠT VÔ THƯỢNG TRÍ TUỆ
Thập nhị duyên khởi
Hàm nghĩa của Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
Phá trừ phi không và phá trừ không
Tu hành của Thiền tông
Hai nguồn gốc uyên thâm của tư tưởng Thiền tông
Bát Nhã
Thế nào là Phật Đà?
Chúng sinh và Phật
Ngũ thừa giáo pháp
Quan tâm và giữ giới
Thiện tri thức
Vô thường và vô niệm
Hữu tướng bố thí và vô tướng bố thí
Phúc đức và công đức
Chương sáu : VŨNG TÂM THANH TỊNH TỨC LÀ TÂY PHƯƠNG CON ĐƯỜNG ĐỘC ĐÁO ĐỐN NGỘ THÀNH PHẬT
Tam thế chư Phật
Thế giới cực lạc của Phật giáo
Trừ nhân ngã, Tu Di sơn
Con đường thành Phật
Vô niệm
Vô tướng
Vô trụ
Tứ điên đảo và tứ niệm xứ của kẻ phàm phu
Tứ điên đảo của nhị thừa
Tam độc (ba thứ độc)
Giới luật cơ bản của Phật giáo
Người tại gia và ngưòi xuất gia
Duy Ma Cật cư sĩ và kinh Duy Ma Cật
Vô tướng giới
Chương bảy: TIỆM NGỘ VÀ ĐỐN NGỘ - SỰ KHAI SÁNG CỦA LỤC TỔ ĐỐI VỚI ĐỆ TỬ
Đại sư Thần Tú
So sánh của Nhị tông Nam Bắc Thiền tông
Tiệm tu và đốn ngộ
Định và Tuệ
Tam độc và tam học
Pháp đạt khai ngộ
Ý nghĩa của việc không lập văn tự
Sự phát triển sau bất lập văn tự
Tam thừa và nhất thừa của Thiền tông
Cơ phong của Thiền tông
Ngũ uẩn của chúng sinh
Thập nhị xứ và thập bát giới
Thoát khỏi trí tuệ thiên chấp
Phương pháp truyền thụ của Thiền tông
Tư tưởng trung đạo
Chương tám: DẶN DÒ VIỆC HOẰNG PHÁP CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG TRƯỚC LÚC NHẬP DIỆT
Nguồn gốc của phiền não và đau khổ
Phật và Ma
Niết bàn
Chân thực Lục tổ chùa Nam Hoa
Truyền thừa đôn giáo
Truyền thừa của Thiền tông
Pháp thông của Thiền tông
Các thiền sư của Thiền tông
Sơ đồ hệ thông truyền pháp của Thiền tông
Chương chín: LƯU TRUYỀN - ẢNH HƯỞNG CỦA THIỀN TÔNG VỚI ĐỜI SAU
Thơ thiền và ý cảnh
Vương Duy với Thiền tông
Thiền tông với tinh thần sĩ đại phu
Thiền tông và “Hồng Lâu Mộng”
Tranh La Hán của đại sư Hoằng Nhất
Trà đạo của Trung Quổic
Thiền tông với tinh thần võ sĩ đạo
Việc truyền bá của Thiền tông
Trà đạo của Nhật Bản
Do nhu cầu mua hàng online ngày càng gia tăng website 07mua.com cung cấp các sản phẩm thuộc các ngành hàng như sau: Sách, Văn phòng phẩm, In ấn, bao bì, Bách hóa, mỹ phẩm, Thời trang, Điện gia dụng...
Với phương châm sản phẩm mang lại sản phẩm tốt phục vụ khách hàng ,không bán hàng nhái, hàng giả.
07 Mua rất mong được ủng hộ của quý khách hàng.
Trân Trọng