Sa di giới và Sa di ni giới

  • Tình trạng: Chỉ còn 150 sản phẩm
55.000₫

Tác giả : Thích Trí Quang .
NXB : Tôn giáo 2013.
Hình thức :Bìa Mềm .
Số trang :342 .
Kích thước :14 x 20 cm .

Người xuất gia trong Phật giáo gồm có 5 hạng, trong thiên này chỉ nói 3 hạng: Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma ni. Trong luật điển thông thường gọi ba hạng này là tam tiểu chúng (ba chúng nhỏ). Do vì từ trên đại thể nam nữ xuất gia 20 tuổi trở xuống không được thọ Tỳ kheo giới và Tỳ kheo ni giới, tuy nhiên tuổi tác của tam tiểu chúng cũng không hạn định phải dưới 20 tuổi. Do đó, một là tuổi nhỏ, hai là đẳng cấp của giới cũng nhỏ, vì thế gọi là tiểu chúng.

Trước hết, chúng ta nói về vấn đề của Sa di. Giới của Sa di và Sa di ni có 10 điều giống nhau. 


Còn điểm khác nhau của Sa di và Sa di ni giới là oai nghi tuỳ đại chúng học: Sa di phải học theo luật nghi Tỳ kheo, Sa di ni phải học theo luật nghi của Tỳ kheo ni. Tỳ kheo và Tỳ kheo ni giới có những phần bất đồng, nên luật nghi của Sa di, Sa di ni theo học vì thế cũng có sự khác nhau. Nhưng trên thập giới căn bản của Sa di và Sa di ni thì hoàn toàn đồng, chỉ cần hiểu rõ Sa di giới thì sẽ hiểu rõ Sa di ni giới, vì thế khi giảng thập giới, chúng tôi chỉ giảng Sa di giới.

Sa di là dịch âm chữ Phạn: Sràmanera. Chữ này ở Trung Quốc có hai cách dịch tân và cựu. Cựu dịch là “tức từ” nghĩa là dứt ác hành từ. Tân dịch là “cần sách”, nghĩa là tiếp thọ sự khuyến khích siêng gắng của đại Tỳ kheo Tăng. Trong các tác phẩm của Ngài Nghĩa Tịnh Tam Tạng dịch, thường lấy nghĩa “cầu tịch” để gọi Sa di, nghĩa là cầu lấy đạo Niết bàn và quả viên tịch. Viên tịch là viên mãn tịch tịnh, cũng là đạo cứu cánh của Niết bàn. Xuất gia là vì tự cầu giải thoát vừa lại giúp người khác giải thoát. Sa di là cấp bậc thứ nhất của đạo xuất gia. Vì thế, một người làm Sa di được gọi là “cầu tịch” “cần sách” và “cầu tịch”, thì nghĩa “cầu tịch” thì thích đáng hơn hết. Nhưng trong Phật giáo, khi gọi hàng đệ tử xuất gia và tại gia của Phật, phần nhiều thường dùng âm dịch của Phạn văn làm chuẩn.


Sa di ni nghĩa là “cầu tịch nữ”. Trong sự phiên dịch của kinh Phật, phần nhiều dùng âm “ni” để đại biểu cho nữ tánh, như Thức xoa ma ni (có chỗ dịch là Thức xoa ma na), thật ra là lấy âm “ni” đại biểu cho nữ tánh. Chúng ta lại thấy trong Thiện Kiến Luật quyển hai đem Dạ xoa nữ dịch thành Dạ xoa ni, trong Kinh Tạp A Hàm quyển 4 cũng đem Bà la môn nữ gọi là Bà la môn ni, đủ thấy một âm “ni” là tiếng gọi thông thường trong sự phiên dịch kinh Phật dùng để đại biểu cho nữ tánh.


 

Xem thêm Thu gọn

 Do nhu cầu mua hàng online ngày càng gia tăng website 07mua.com cung cấp các sản phẩm thuộc các ngành hàng như sau: Sách, Văn phòng phẩm, In ấn, bao bì, Bách hóa, mỹ phẩm, Thời trang, Điện gia dụng...
Với phương châm sản phẩm mang lại sản phẩm tốt phục vụ khách hàng ,không bán hàng nhái, hàng giả.
07 Mua rất mong được ủng hộ của quý khách hàng.

Trân Trọng

LIÊN HỆ

Sản phẩm vừa xem

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)